Giải bóng đá Cup Eximbank TP.HCM lần 2: Tiếp nối thành công
Theo đó, Bộ GD-ĐT đã triển khai đến Sở GD-ĐT TP.HCM kế hoạch kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm học thêm tại TP.Đoàn kiểm tra của Bộ sẽ tiến hành kiểm tra một ngày trong thời gian từ ngày 3 đến 20.3 (Bộ GD-ĐT sẽ thông báo trực tiếp tới Sở GD-ĐT ngày kiểm tra cụ thể); kiểm tra trực tiếp tại Sở GD-ĐT, một số phòng GD-ĐT, một số cơ sở giáo dục phổ thông.Bộ sẽ kiểm tra công tác chỉ đạo, quản lý của Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT và việc triển khai thực hiện tại các cơ sở giáo dục về việc triển khai thực hiện Thông tư số 29 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lý hoạt động dạy thêm học thêm theo thẩm quyền trách nhiệm.Trong kế hoạch, Bộ kiểm tra thực tế tại trường THCS và THPT sau đó sẽ làm việc với Sở GD-ĐT cùng các quận, huyện.Cũng trong công văn triển khai kế hoạch kiểm tra về dạy thêm, học thêm, Bộ yêu cầu Sở GD-ĐT báo cáo số lượng các cơ sở dạy thêm đã được cấp phép; Thuận lợi, khó khăn, các giải pháp sở đã thực hiện để quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trước khi Thông tư 29 được ban hành. Từ khi Thông tư 29 được ban hành và có hiệu lực thì số lượng tổ chức/cá nhân mới đăng ký kinh doanh ra sao? Thuận lợi, khó khăn khi triển khai thực hiện Thông tư 29.Đồng thời báo cáo công tác phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND TP ban hành quy định về dạy thêm, học thêm; Việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm cho các nhà trường, các tổ chức và cá nhân liên quan thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn.Trên cơ sở báo cáo, Sở GD-ĐT cần đưa ra đánh giá chung về ưu điểm, thuận lợi, hạn chế, khó khăn và nguyên nhân khi triển khai thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm. Từ đó Sở GD-ĐT nêu đề xuất kiến nghị Chính phủ, Bộ và UBND TP (nếu có).Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, thông tin Sở GD-ĐT đã thành lập 5 đoàn kiểm tra về việc thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm học thêm. Theo đó, 5 đoàn kiểm tra sẽ thực hiện kiểm tra các trường công lập bậc THCS, THPT, cơ sở dạy thêm ở 22 quận, huyện về công tác quản lý dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.Đồng thời, theo ông Minh, các đoàn kiểm tra này sẽ thực hiện việc kiểm tra các trung tâm kỹ năng sống có thực hiện đúng nội dung được cấp phép hay không?Bên cạnh việc kiểm tra các cơ sở thực hiện quy định dạy thêm, học thêm, mong muốn của Sở GD-ĐT TP.HCM nhằm kịp thời phát hiện, xử lý và đề xuất những giải pháp phù hợp đối với các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Thông tư 29.May quần áo mặc tết chờ cả tháng, thời trang cuối năm đang sôi động?
Theo quy định, việc thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile Money (tiền di động hay ví điện tử viễn thông) sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 31.12.2024. Ngân hàng Nhà nước đã có tờ trình gửi Chính phủ về việc đề xuất gia hạn thời gian thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile Money trong khi chờ xây dựng Nghị định quy định về dịch vụ này. Tuy nhiên cho đến hiện tại, vẫn chưa có thông báo chính thức về việc gia hạn thời gian thực hiện thí điểm đối với dịch vụ Mobile Money.Đại diện một nhà mạng cho biết vẫn đang chờ thông tin hướng dẫn liên quan nhưng nhiều khả năng dịch vụ này sẽ tiếp tục được gia hạn. Khách hàng đang sử dụng dịch vụ không nên quá lo lắng. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, số lượng tài khoản Mobile Money sau gần ba năm thực hiện thí điểm của ba doanh nghiệp viễn thông (gồm Viettel, VNPT, MobiFone) tính đến cuối tháng 9 đạt hơn 9,87 triệu tài khoản. Dịch vụ Mobile Money đã góp phần cung ứng một kênh giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt nhanh chóng và thuận tiện cho khách hàng (thay vì phải trực tiếp đến ngân hàng thực hiện giao dịch hay phải mang theo tiền mặt, khách hàng chỉ cần thao tác trên điện thoại di động hoặc đến các điểm kinh doanh gần nhất). Đồng thời góp phần thay đổi dần thói quen thanh toán bằng tiền mặt của người dân vẫn còn khá phổ biến hiện nay; do có tác dụng cộng hưởng, người sử dụng dần quen với việc thanh toán không dùng tiền mặt và sẽ sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng khác (ví dụ như: thanh toán qua tài khoản ngân hàng), đặc biệt là với các giao dịch thanh toán có giá trị lớn...Dịch vụ Mobile Money được thực hiện thí điểm đến hết ngày 31.12.2024, sau thời điểm này các doanh nghiệp thực hiện thí điểm sẽ phải tạm dừng cung ứng dịch vụ nếu chưa có quy định pháp lý, chính sách quản lý phù hợp. Do đó, các doanh nghiệp thực hiện thí điểm kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước xây dựng, ban hành hành lang pháp lý chính thức, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ sau thời gian thí điểm.Ngân hàng Nhà nước cho biết đã xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định quy định về dịch vụ Mobile Money. Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã nhận được ý kiến của phần lớn các bộ, ngành, các doanh nghiệp thực hiện thí điểm, ngân hàng thương mại. Cơ quan này đã nêu khó khăn về thời gian xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định về dịch vụ Mobile Money và đề xuất tiếp tục gia hạn thời gian thực hiện thí điểm cho dịch vụ này đến khi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, có hiệu lực.
Nợ 8,5 triệu đồng lên hơn 8,8 tỉ đồng, làm sao biết có nợ xấu hay không?
Sự kiện còn có sự hiện diện của các Phó thủ tướng, đại diện các bộ, ban, ngành của hai nước cùng gần 100 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và Nga, hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, năng lượng, vận tải, logistics, nông nghiệp, xây dựng...Phát biểu tại đối thoại, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nga không chỉ được xây dựng trên nền tảng lịch sử, ân tình gắn bó mà còn có cả sự đồng hành của hai Chính phủ và nỗ lực của doanh nghiệp hai bên.Thủ tướng cam kết Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nga phát triển sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.Thủ tướng cho rằng, quan hệ kinh tế chưa tương xứng quan hệ chính trị, ngoại giao tốt đẹp giữa hai nước và đặc biệt là tình cảm giữa hai dân tộc, nhân dân hai nước; chưa khai thác được hết tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh trong quan hệ song phương.Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, hai bên đã thống nhất nâng kim ngạch thương mại song phương, phải đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng, nhanh chóng cấp phép cho các sản phẩm, hàng hóa, các doanh nghiệp cũng phải linh hoạt, sáng tạo trong kết nối hai thị trường.Cùng với đó, Thủ tướng đề nghị cần đột phá hơn trong hợp tác năng lượng, mở rộng không gian hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí; đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình gồm đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ, ưu đãi tài chính, chuyển giao kinh nghiệm và nâng cao năng lực quản trị, bảo đảm an toàn hạt nhân và truyền thông về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.Đánh giá các chủ đề đối thoại, đặc biệt là nông nghiệp, năng lượng và giao thông là 3 lĩnh vực mà Nga có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan Việt Nam tiếp tục trao đổi với các đối tác Nga để triển khai hợp tác cụ thể.Phía Việt Nam, các doanh nghiệp nhấn mạnh một số thách thức như quy trình thông quan tại Nga còn phức tạp, thiếu hụt cơ sở hạ tầng logistics và nhu cầu cải thiện các chính sách đầu tư.Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết, Nga xác định Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực. Đồng thời, đề cao việc thúc đẩy kết nối cơ sở hạ tầng logistics, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và khuyến khích các dự án hợp tác chiến lược giữa hai nước.Nhất trí với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Nga cho rằng, kim ngạch thương mại song phương hiện nay mới khoảng gần 5 tỉ USD là chưa tương xứng với tiềm năng lớn giữa hai nước. Ông Mikhail Mishustin cho biết, phía Nga rất quan tâm tới vấn đề logistics và đánh giá Việt Nam đã trở thành trung tâm logistics quan trọng. Nga mong muốn và sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để đẩy mạnh hợp tác giao thông vận tải; cũng như cung ứng sản phẩm công nghiệp, hợp tác triển khai dự án điện hạt nhân.Thủ tướng Mikhail Mishustin nhấn mạnh rằng Chính phủ Nga luôn sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hoạt động và nắm bắt cơ hội tại Nga.Nhấn mạnh tình cảm mà nhân dân hai nước dành cho nhau, Thủ tướng Nga đề nghị mở rộng phạm vi hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư. Bên cạnh đó, Thủ tướng Mikhail Mishustin đã mời gọi các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư tại Nga trên cơ sở chia sẻ giá trị chung và cùng có lợi, đặc biệt là tại vùng Viễn Đông với nhiều chính sách ưu đãi về đất đai, vận tải, tài chính.
Bogotá là một trong những thành phố có hệ thống đường dành riêng cho xe đạp quy mô và chỉn chu nhất thế giới, trở thành hình mẫu về phát triển xe đạp giảm kẹt xe và khí thải. Họ đã làm điều đó như thế nào?Vào chủ nhật và ngày lễ từ 7 giờ sáng đến 2 giờ chiều, chính quyền thủ đô Bogotá, Colombia cấm ô tô trên 120 km đường phố chính, tạm thời biến chúng thành không gian riêng cho xe đạp, người đi bộ, trượt patin… Sáng kiến Ciclovía này ra đời đã được nửa thế kỷ (từ năm 1974) nhằm khuyến khích lối sống xanh giảm khí thải, hoạt động ngoài trời và giao lưu cộng đồng. Mô hình Ciclovía trở thành nguồn cảm hứng toàn cầu, được nhiều thành phố trên thế giới áp dụng như Santiago - Chile, Los Angeles - Mỹ, Seoul - Hàn Quốc…Sáng kiến Ciclovía dù sao cũng chỉ là "cái ngọn", chính quyền Bogotá còn đầu tư giải quyết "cái gốc" bằng chương trình CicloRutas. Từ năm 2004, xe đạp được đưa vào quy hoạch tổng thể đô thị và chiến lược giao thông của thành phố bằng cách xây dựng mạng lưới đường dành riêng cho xe đạp, gọi là CicloRutas. Xây dựng gần 600 km đường dành cho xe đạp trong một thành phố 8 triệu dân không phải là chuyện dễ dàng. Phải mất hơn 10 năm, chính quyền mới đưa được hệ thống CicloRutas vào hoạt động suôn sẻ.Các tuyến đường này kết nối đến những đầu mối giao thông quan trọng: trung tâm thành phố, các khu dân cư, điểm tham quan, hệ thống xe buýt nhanh TransMilenio (tại các bến này đều có khu giữ xe đạp)… Nhờ đó, di chuyển bằng xe đạp ở Bogotá an toàn và nhanh hơn phương tiện công cộng vào giờ cao điểm (17 km/h so với 13 km/h). Ngoài ra, mạng lưới này còn có các tuyến đường dành cho xe đạp chạy dọc theo sông, hồ quanh thành phố phục vụ cho nhu cầu đạp xe thể dục, ngắm cảnh. Tại các điểm dừng chân có dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật. Nhờ vậy, đạp xe trở thành môn thể thao phổ biến, hơn một nửa số hộ gia đình có xe đạp…Theo thống kê của Tổ chức toàn cầu ITDP (Institute for Transportation & Development Policy), năm 2000, Bogotá chỉ có khoảng 0,2% số chuyến đi trong thành phố là bằng xe đạp. Năm 2019 tăng lên 7% và năm 2022 là 8%."Để phát triển được xe đạp như hiện tại không thể chỉ bằng mệnh lệnh. Chính quyền Bogotá đã thực sự đầu tư phát triển hệ thống xe công cộng, xây dựng hạ tầng thuận lợi và an toàn cho người đi xe đạp. Người dân có thể đi đến bất cứ đâu bằng xe đạp hoặc xe buýt một cách dễ dàng mà rẻ thì đương nhiên họ sẽ chọn thôi", Julio Salas, nhà hoạt động môi trường sống tại Bogotá nói.Giảm kẹt xe và ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống là những mục tiêu lớn của bất cứ quốc gia nào. Việt Nam có thể rút được bài học kinh nghiệm nào từ Colombia?Với quan điểm một thành phố sống tốt thì chất lượng sống (môi trường, giao thông…) của người nghèo đô thị phải được đảm bảo, từ năm 2005, chính quyền Bogotá tập trung quy hoạch và phát triển giao thông an toàn, ưu tiên đáp ứng nhu cầu của người nghèo đô thị. Cụ thể, thành phố mở thêm làn cho xe đạp, phát triển diện tích cây xanh cho tuyến đi bộ và xe đạp, quy hoạch lại hệ thống xe công cộng sao cho việc tiếp cận cũng như đón, trả khách thuận tiện nhất. Người đi xe đạp phải có thể tiếp cận mọi khu vực trong thành phố một cách dễ dàng. Đặc biệt chú trọng việc này ở những khu nghèo nhất để người dân nơi này cảm thấy không bị phân biệt đối xử và từ đó thay đổi ý thức giao thông.Đó là kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2022. Nhờ xe đạp, trong 10 năm, Bogotá đã giảm được 36.600 tấn khí thải CO2. Hiện tại ở Bogotá, hơn 1,5 triệu người tham gia đạp xe mỗi tuần. Cạnh đó, chính quyền đánh thuế cao, cấm xe ô tô vào thành phố 2 lần/tuần vào giờ cao điểm, người đi bộ và xe đạp luôn được ưu tiên hàng đầu…Chưa kể, hằng năm Bogotá còn có chiến dịch "Ngày không ô tô" nhằm bảo vệ môi trường. Vào ngày này, khoảng 1,5 triệu ô tô cá nhân không tham gia giao thông (trừ xe cấp cứu, xe có nhiệm vụ đặc biệt). Thay vào đó, người dân đi lại bằng xe đạp và các phương tiện công cộng…
Thực hư chuyện nhân viên phòng công chứng làm không có thời gian đi ăn cơm
Ngày 16.3, thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết, các bác sĩ vừa thực hiện cấp cứu, cứu sống một cháu bé 34 tháng tuổi nuốt phải cây đinh vít sắc nhọn. Cụ thể, bệnh nhi H.P.H ( sống tại thôn Đơn Duệ, xã Vĩnh Hòa, H.Vĩnh Linh) được gia đình đưa vào viện vào 17 giờ 11 phút ngày 15.3 sau khi phát hiện cháu nuốt phải đinh vít. Tại đây, bệnh nhi được các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị, tiến hành khám và chỉ định chụp X-quang bụng, phát hiện dị vật nằm trong đường tiêu hóa, có kích thước 24,15 mm. Ngay khi phát hiện hình ảnh dị vật, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp đã nhanh chóng hội chẩn, phối hợp với Khoa thăm dò chức năng tiến hành nội soi gắp dị vật ngay trong đêm. Đến nay, sức khỏe của bệnh nhi H. đã ổn định. Nuốt dị vật là tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Những dị vật phổ biến mà trẻ em hay nuốt gồm: đồng xu, pin cúc áo, đinh ốc vít, nam châm, đồ chơi nhỏ, xương cá... Sau khi nuốt dị vật, phần lớn trẻ không có biểu hiện gì rõ ràng, hoặc có thể giấu giếm. Tuy nhiên, một số bé có thể xuất hiện triệu chứng như buồn nôn, tím tái, khó thở, khó nuốt hoặc đau rát sau xương ức. Các biến chứng muộn có thể gây loét, tắc nghẽn, thậm chí là thủng ruột gây viêm phúc mạc. Các bác sĩ cảnh báo, nếu phát hiện trẻ nhỏ có các dấu hiệu trên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức. Phụ huynh cũng cần lưu ý, tránh cho trẻ chơi đồ nhỏ, dễ nuốt.